Người làm chứng và người chứng kiến là hai chủ thể độc lập, tham gia tố tụng hình sự có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Tuy nhiên, không ít người thường nhầm lẫn và không phân biệt được vai trò của hai chủ thể này. Cùng ANSGLAW làm rõ điểm những điểm khác nhau cơ bản của hai đối tượng này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự:
TÓM LẠI, điểm khác nhau cơ bản giữa hai đối tượng này như sau:
– Người làm chứng sẽ biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án còn người chứng kiến chỉ là người được yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng.
– Người làm chứng sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để phục vụ điều tra vụ án hình sự, còn người chứng kiến sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến quá trình giải quyết vụ án hình sự.
– Người làm chứng sẽ không có quy định về độ tuổi còn người chứng kiến phải trên 18 tuổi.
– Lời khai của người làm chứng là những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án còn lời khai của người chứng kiến là những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
– Người làm chứng nếu không có mặt theo giấy triệu tập hợp lệ mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị dẫn giải. Và khi người làm chứng vi phạm trong một số trường thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự.
Hy vọng bài viết của ANSGLAW giúp bạn dễ dàng phân biệt được giữa hai đối tượng độc lập trong tố tụng hình sự, làm rõ được những điểm giống và khác nhau về vai trò cũng như quyền và nghĩa vụ của hai đối tượng này.