Cơ sở pháp lý: Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Trưng cầu giám định là một biện pháp điều tra trong quá trình thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự. Tuy rằng Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) không định nghĩa thế nào là trưng cầu giám định. Nhưng có thể hiểu như sau:
Trưng cầu giám định là việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng yêu cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật tiến hành giám định đối với vật chứng, tài liệu, phương tiện, địa điểm, hiện trường, con người, lời khai, diễn biến của hành vi phạm tội và các tình tiết khác có liên quan đến vụ án.
Ai có quyền trưng cầu giám định?
– Quyền đề nghị trưng cầu giám định: Đương sự và người đại diện của họ.
– Quyền yêu cầu trưng cầu giám định: Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng, Đương sự và người đại diện của họ.
– Cơ quan tiến hành trưng cầu giám định: Cơ quan, tổ chức có chuyên môn giám định.
Ngoài các trường hợp bắt buộc nêu trên, trưng cầu giám định cũng có thể được thực hiện trong các trường hợp khác khi thấy cần thiết để phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
Kết luận giám định là nguồn chứng cứ quan trọng, có vai trò quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Hy vọng Tổng hợp của ANSGLAW về những trường hợp BẮT BUỘC phải TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH giúp bạn hiểu hơn về thủ tục tố tụng này.