1. Phân loại hợp đồng lao động
Có nhiều cách để phân loại hợp đồng lao động như căn cứ vào tính kế tiếp của hợp đồng (có hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động chính thức), tính hợp pháp của hợp đồng lao động (có hợp đồng lao động hợp pháp, hợp đồng lao động bất hợp pháp),… Tuy nhiên, dưới góc độ của pháp luật, người ta thường phân loại hợp đồng dựa trên thời hạn của hợp đồng.
Bộ luật lao động năm 2012 quy định 3 loại hợp đồng lao động, đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo một trong 02 loại hợp đồng sau theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Xử lý hợp đồng lao động khi người lao động tiếp tục làm việc nếu hết thời hạn hợp đồng lao động.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019, Khi hợp đồng xác định thời hạn kết thúc, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại Người sử dụng lao động cần nắm rõ 03 lưu ý sau:
Thứ nhất, Kể từ khi hợp đồng không xác định thời hạn hết hiệu lực thì 2 bên phải ký hợp đồng lao động mới trong vòng 30 ngày. Nếu sau 30 ngày hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng xác định thời hạn đã giao kết trước đó sẽ chuyển hoá thành hợp đồng không xác định thời hạn. Dù hợp đồng xác định thời hạn chỉ mới ký kết được 1 lần.
Thứ hai, Hợp đồng xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 02 lần, sau 02 lần nếu người lao động vẫn còn tiếp tục làm việc tại Người sử dụng lao động thì Người sử dụng lao động phải ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động.
Thứ ba, 04 trường hợp ngoại lệ được phép ký chuỗi (ký nhiều hơn 2 lần) hợp đồng lao động xác định thời hạn được quy định như sau:
- Người được thuê làm Giám đốc trong Doanh nghiệp có vốn nhà nước
- Người lao động là người cao tuổi (Khoản 1 Điều 149: “1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”)
- Người lao động là người nước ngoài (Khoản 2 Điều 151: “Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”)
- Người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động (Khoản 4 Điều 177: “4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.”)
Hợp đồng lao động là căn cứ để xác định nhiều chế độ BHXH, chế độ đãi ngộ trong đơn vị và doanh nghiệp. Do đó, nắm rõ các loại hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết lựa chọn được loại hợp đồng phù hợp, bảo vệ lợi ích cho mình.
Trên đây là bài viết về: “Những lưu ý quan trọng về Hợp đồng lao động nhất định phải biết” phần 1 của ANSGLAW.
Hy vọng sau bài viết này, các bạn có thể biết thêm thông tin về Hợp đồng lao động.
Trận trọng./.