Hỏi: Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không?
Trả lời:
Căn cứ để áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 là:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án
Nếu không có các căn cứ trên, cơ quan tố tụng không được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là một biện pháp hạn chế quyền tự do của cá nhân, do đó chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: A bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. A có nơi cư trú rõ ràng, có công việc ổn định, nhân thân tốt. Trong quá trình điều tra, A luôn có mặt khi cơ quan điều tra triệu tập. Như vậy, cơ quan điều tra không có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với A.
Các biện pháp ngăn chặn được quy định từ Điều 110 đến Điều 125, Mục I, Chương VII Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015), mỗi biện pháp ngăn chặn sẽ có một quy định riêng biệt về căn cứ áp dụng, cụ thể như sau:
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp: Điều 110 BLTTHS2015;
- Bắt người
- Bắt người phạm tội quả tang: Điều 111;
-
Bắt người đang bị truy nã: Điều 112;
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Điều 113;
- Tạm giữ: Điều 117 BLTTHS 2015;
- Tạm giam: Điều 119 BLTTHS 2015; (xem bài viết tại đây)
- Bảo lĩnh: Điều 121 BLTTHS 2015; (xem bài viết tại đây)
- Đặt tiền để bảo đảm: Điều 122 BLTTHS 2015; (xem bài viết tại đây)
- Cấm đi khỏi nơi cư trú: Điều 123 BLTTHS 2015;
- Tạm hoãn xuất cảnh: Điều 124 BLTTHS 2015.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, cũng như tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của bị can, mà sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Cơ quan có thẩm quyền tố tụng sẽ xem xét có cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không, chứ không bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hợp pháp: Biện pháp ngăn chặn phải được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và được áp dụng đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục.
- Nguyên tắc kịp thời: Biện pháp ngăn chặn phải được áp dụng kịp thời, ngay khi có căn cứ để áp dụng.
- Nguyên tắc nhân đạo: Biện pháp ngăn chặn phải được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật, không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của bị can.
Như vậy, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can là một vấn đề phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở các căn cứ pháp lý và thực tiễn. Hy vọng sau bài tổng hợp của ANSGLAW, bạn sẽ có câu trả lời chính xác về vấn đề mình gặp phải. Để được hỗ trợ nhiều hơn về các vấn đề pháp lý, liên hệ ANSGLAW để được hỗ trợ tốt nhất.